Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

BONG DA

Trang chủDiễn đàn chínhLưu trữ webTên miền Giải trí trực tuyến | Thư viện | Trợ giúp | Thành viên | Lịch ghi nhớ DIỄN ĐÀN KHOA HỌC KỸ THUẬT GIẢI TRÍ ENTERTAINMENT - SCIENTIFIC & TECHNOLOGY FORUM Tài khoản

Mật khẩu

:: TRANG CHỦ | Diễn đàn khoa học kỹ thuật > CÂU LẠC BỘ GIẢI TRÍ > Thể Thao

Góc chiến thuật Bóng đá
Outline · [ Standard ] · Linear+ Theo đõi chủ đề này Gửi email về chủ đề này Tạo bản in

Nghao op Aug 2 2004, 02:45 PM Gửi vào: #1


LÃNG TỬ CHUNG TÌNH


Nhóm: Thành Viên Ưu Tú
Bài viết: 375
Tham gia: 7-July 04
Đến từ: Ktcn.net

Thành viên thứ.: 9,923
Tài Khoản: $ 65194



Tui xin đưa ra Toppic này nhen. Ai muốn làm, hay định làm ....HLV thì vào coi thử và bình luận.


MÌnh muốn nói thêm là bạn có thể tham gia bình luận hay phân tích và đánh giá đội bóng , CLB của mình yêu thích thông qua trận đấu đó bằng những sơ đồ chiến thuật và cầu thủ sẽ có mặt trên sân trong trận đấu đó

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi yeu_phai_lieu vào lúc Aug 2 2004, 11:22 PM

--------------------

Những giọt mưa rơi xuống vỡ ra thành muôn ngàn bụi sáng rồi hồn nhiên tan đi...Thủy tinh dễ vỡ - cái gì trong suốt cũng dễ vỡ. Nhưng không phải cái gì cũng có thể tan đi.....

Nguyenphuong.hnp@gmail.com
My Webpage Well come to My passion

-----------------------------------------------------------------
Tài sản hiện đang sở hữu:


yeu_phai_lieu Aug 2 2004, 03:02 PM Gửi vào: #2


Sứ Giả Tình Yêu


Nhóm: Thành Viên Ưu Tú
Bài viết: 419
Tham gia: 17-March 04
Đến từ: Hà nội

Thành viên thứ.: 7,732
Tài Khoản: $ 56528





Okie mình rất thích cái topic này đầu tiên mình giới thiệu các kí hiệu viết tắt liên quan đến các cầu thủ trên sân nhé



GK - thủ môn
LB - hậu vệ trái
CB – trung vệ
RB - hậu vệ phải
LM - tiền vệ trái
CM - tiền vệ trung tâm
RM - tiền vệ phải
CF – trung phong
BS - hộ công


CÁC SƠ ĐỒ CHIẾN THUẬT BÓNG ĐÁ KINH ĐIỂN

Sơ đồ 4-4-1-1

Thủ môn - 4 hậu vệ (hai biên; hai trung vệ) - 4 tiền vệ (hai cánh, hai trung tâm) - một hộ công - một tiền đạo (trung phong).


GK - thủ môn
LB - hậu vệ trái
CB – trung vệ
RB - hậu vệ phải
LM - tiền vệ trái
CM - tiền vệ trung tâm
RM - tiền vệ phải
CF – trung phong


BS - hộ công

Ngày càng có nhiều CLB của châu Âu sử dụng một cầu thủ chơi ngay dưới trung phong, và phía trên hàng tiền vệ (gọi là hộ công).

Tầm hoạt động chính của cầu thủ hộ công là ở giữa hàng thủ và tiền vệ của đối phương. Vì vậy, theo lý thuyết, cầu thủ này sẽ có nhiều thời gian và khoảng trống hơn khi xử lý bóng so với các vị trí khác.

Một hộ công phải có khả năng cầm bóng tốt, kỹ thuật cá nhân khéo, tốc độ, nhãn quan chiến thuật cao, không những kiến tạo cơ hội làm bàn cho trung phong mà còn cần có khả năng dứt điểm như một tiền đạo thực thụ khi có thời cơ.


Sơ đồ 4-5-1

Thủ môn - 4 hậu vệ (hai biên; hai trung vệ) - 5 tiền vệ (hai cánh, 3 trung tâm) – một tiền đạo (trung phong).


GK - thủ môn
LB - hậu vệ trái
CB – trung vệ
RB - hậu vệ phải
LM - tiền vệ trái
CM - tiền vệ trung tâm
RM - tiền vệ phải
CF – trung phong


Đây là sơ đồ mà nhiều đội chọn khi phải du đấu trên sân của một đối thủ mạnh. Một đội muốn bảo toàn tỷ số thuận lợi đã giành được ở lượt đi (trong cuộc đấu có hai lượt trận) cũng thường chọn đấu pháp này.

Về lý thuyết, với 5 tiền vệ, một đội bóng sẽ mạnh hơn trong việc kiểm soát khu trung tuyến, an toàn hơn trong khâu phòng thủ. Khi đã chọn sơ đồ 4-5-1, đội bóng đó sẽ thi đấu hết trận với tư tưởng không thua là thắng, nhưng họ cũng rất nguy hiểm trong những pha phản công.

Để sơ đồ này vận hành trơn tru, tiền đạo duy nhất (trung phong) phải là cầu thủ có kỹ thuật cá nhân tốt, tốc độ cao, có khả năng đột phá, di chuyển hợp lý và dứt điểm tinh tế. Nếu không, mối liên hệ giữa trung phong và hàng tiền vệ sẽ dễ dàng bị đối thủ cắt đứt


Sơ đồ 5-3-2

Thủ môn - 5 hậu vệ (hai biên; 3 trung vệ, trong đó có thể có một trung vệ thòng) - ba tiền vệ (hai cánh, một trung tâm) – hai tiền đạo (hai trung phong).



GK - thủ môn
LB - hậu vệ trái
CB – trung vệ dập
SW - trung vệ thòng
RB - hậu vệ phải
LM - tiền vệ trái
CM - tiền vệ trung tâm
RM - tiền vệ phải
CF – trung phong


Đây là sơ đồ chiến thuật cân bằng giữa phòng ngự và tấn công nhất, và ngày càng được nhiều đội tuyển cũng như các CLB áp dụng (đặc biệt là các đội của Nam Mỹ, hoặc những đội theo trường phái bóng đá kỹ thuật Mỹ Latinh).

Trong đội hình 5-3-2, hai cầu thủ chạy cánh (hai hậu vệ biên) đóng vai trò rất quan trọng. Họ phải là những cầu thủ có tốc độ cao, khả năng cản phá và tạt tốt, lên xuống liên tục ở hai biên dọc, hỗ trợ phòng ngự và tích cực tham gia tấn công.

Sức công phá và khả năng phòng thủ của các đội áp dụng sơ đồ này phần lớn phụ thuộc vào phong độ của hai hậu vệ cánh. Bởi ba tiền vệ chơi khá sát nhau, và thường bó vào giữa để gây sức ép ở trung lộ bằng những pha phối hợp bật tường nhanh khi có thời cơ


Sơ đồ chiến thuật 4-3-3

Thủ môn - bốn hậu vệ (hai biên, hai trung vệ) - ba tiền vệ (hai cánh, một trung tâm) – ba tiền đạo (hai biên, một trung phong)

GK - thủ môn
LB - hậu vệ trái
CB – trung vệ
RB - hậu vệ phải
LM - tiền vệ trái
CM - tiền vệ trung tâm
RM - tiền vệ phải
CF – trung phong
LW - tiền đạo biên trái
RW - tiền đạo phải

Đây là sơ đồ chiến thuật thiên về tấn công nhất. Ba tiền vệ chơi khá gần nhau để tăng khả năng hỗ trợ cho hàng phòng ngự. Trong khi đó, ba tiền đạo trải ngang sân để gây sức ép về phía khung thành đối phương trên diện rộng.

Rất ít đội khởi đầu trận đấu theo đội hình này. Nhưng nếu buộc phải kiếm tìm bàn thắng bằng mọi giá, các HLV sẽ tung thêm tiền đạo vào sân hoặc đẩy tiền vệ lên cao để hình thành hàng công gồm ba người


Sơ đồ chiến thuật 4-4-2

Thủ môn - bốn hậu vệ (hai biên, hai trung vệ) - bốn tiền vệ (hai cánh, hai trung tâm) - hai tiền đạo (hai trung phong).

GK - thủ môn
LB - hậu vệ trái
CB - trung vệ
RB - hậu vệ phải
LM - tiền vệ trái
CM - tiền vệ trung tâm
RM - tiền vệ phải
CF - trung phong
Đây là sơ đồ chiến thuật phổ biến của bóng đá Anh. Để đội hình này vận hành tốt, tuyến tiền vệ phải duy trì cự ly hợp lý, có khả năng dâng cao nhanh hỗ trợ tấn công và rút kịp thời để tăng cường phòng ngự khi bị phản công.

Trong hai tiền vệ trung tâm, một sẽ thường xuyên dâng cao để hộ công cho hai tiền đạo. Người còn lại đóng vai trò điều nhịp trận đấu và phòng thủ trung lộ (đây còn gọi là tiền vệ trụ).



Sơ đồ chiến thuật 4-2-4

- Lịch sử ra đời: Chiến thuật này ra đời chính thức vào năm 1958 với sự đăng quang của Braxin tại cúp thế giới Thụy Điển. Người sáng tạo ra chiến thuật này là HLV Bela Guttman của CLB MTK (Hungary), sau đó ông mang sang Brazil. Về sau người ta tranh cãi về " bản quyền " của sáng tạo này là của người Hungary hay Brazil
4: gồm 2 hậu về và 2 trung vệ trong khu vực phòng ngự.
2: gồm 2 tiền vệ kỹ thuật trong khu vực trung tâm
4: gồm 4 tiền đạo ở hàng tấn công.
- Tính ưu việt:
- Sơ đồ 4-2-4 còn có tính ưu việt ở chỗ: 2 tiền đạo phía trong và 2 tièn vệ luôn có thể hoán đổi vị trí cho nhau tuỳ theo tình thế. Tính đồng bộ của sơ đồ này rất cao (trong khi các vị trí ở sơ đồ WM chỉ chơi cá nhân, các cầu thủ ít linh hoạt, chơi phần sân của đồng đội). Tính sáng tạo của các tiền vệ trong sơ đồ 4-2-4 được phát huy tối đa.
(So với sơ đồ WM thì trong sơ đồ 4-2-4: không ai chuyên gánh vác trọng trách ghi bàn, cá 4 tiền đạo đều xông xáo như nhau)

Sơ đồ chiến thuật WM (chiến thuật 3-2-2-3):
Lịch sử ra đời: Chiến thuật này xuất hiện vào năm 1930 tại Anh, Áo và Thụy Sỹ. Đây là lối chơi tiền thân của chiến thuật 4-2-4 phát triển vào giữa 1956. Năm 1925, luật việt vị thay đổi, chỉ cần 2 cầu thủ của đội phòng ngự (chức không pahỉ 3 như trước đó) đứng giữa khung thành và cầu thủ tấn công, thì pha tấn công coi như hợp lệ. Tình huống việt vị giảm hẳn. HLV huyền thoại Hertbert Chapman của CLB Arsenal phát hiện với luật mới này, các pha phản công sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Ông đã bỏ ngay sơ đồ 2-3-5 (phổ biến lúc ấy) và khai sinh sơ đồ 3-2-2-3 (WM).

Cách thay đổi của Chapman: kéo hai tiền đạo về hàng tiền vệ; kéo một tiền vệ về hàng hậu vệ. Thế là từ sơ đồ 2-3-5 thiên về tấn công ồ ạt nhưng phòng thủ kém, Chapman có sơ đồ 3-2-2-3 chặt hơn trong phòng ngự, dễ lấy bóng ở giữa sân hơn và sắc bén trong phản công. Giới bóng đá Anh tự hào về phát minh của Chapman đến nỗi họ gần như không có thay đổi nào suốt 2 thập kỷ sau đó.
W: là 3 hậu vệ và 2 tiền vệ ở khu vực phòng ngự.
M: là 2 tiền vệ và 3 tiền đạo ở khu vực tấn công.
5 cầu thủ ở khu W chỉ lo kèm người thật chặt, đôi khi mù quáng. Với lối chơi này các tiền vệ giữa trước đây là những người được tự do sáng tạo, phát triển tấn công thì giờ đấy chủ yếu trở thành các hậu vệ.

- Điểm yếu của sơ đồ WM: các vị trí của từng cầu thủ trong đội hình không mang tính linh hoạt; hậu vệ phải luôn kèm tiền đạo trái của đối phương, hậu vệ trái kèm tiền đạo phải, trung vệ kèm trung phong. (So với sơ đồ 4-2-4: không ai chuyên gánh vác trọng trách ghi bàn, cá 4 tiền đạo đều xông xáo như nhau)

-------------------------------- " Sưu tập "-------------------------------------------yeu_phai_lieu ------------




--------------------

Yeu_Phai_Lieu Yeu_Phai_Lieu

yeu_phai_lieu Aug 2 2004, 03:11 PM Gửi vào: #3


Sứ Giả Tình Yêu


Nhóm: Thành Viên Ưu Tú
Bài viết: 419
Tham gia: 17-March 04
Đến từ: Hà nội

Thành viên thứ.: 7,732
Tài Khoản: $ 56528



NHỮNG QUẢ PHẠT

1. Những loại quả phạt
Quả phạt gồm: quả phạt trực tiếp và gián tiếp. Khi thực hiện các quả phạt, bóng phải được đặt “chết” tại chỗ, cầu thủ đá phạt không được tiếp tục chạm bong lần thứ 2 nếu bong chưa chạm một cầu thủ khác.

2. Quả phạt trực tiêp:
- Bóng đá trực tiếp vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận.
- Nếu bóng đá trực tiếp vào cầu môn đội nhà, bàn thắng không được công nhận và đội đối phương được đá quả phạt góc.

3. Quả phạt gián tiềp:
- Ký hiệu: trọng tài xác nhận quả gián tiếp bằng cách giơ thẳng cánh tay lên cao và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi quả phạt đã thực hiện, bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn sân.
- Bóng vào cầu môn:
• Bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi vào cầu môn, đã chạm một cẩu thủ khác.
• Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phạt bóng.
- Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đội nhà, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.

4. Vị trí đá phạt:
- Quả phạt trong khu phạt đền:
+ Quả phạt trực tiếp hoặc gián tiếp của đội phòng ngự được hưởng:
• Cẩu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15.
• Cẩu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
• Bóng được đá vào cuộc khi đã trực tiếp ra ngoài khu phạt đền.
• Nếu vị trí phạt ở trong khu cầu môn, bóng có thể đặt ở bất cứ điểm nào trong cầu môn.
+ Quả phạt gián tiếp của đội tấn công được hưởng:
• Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi bóng đá vào cuộc, trừ trường hợp họ đã đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc.
• Bóng vào cuộc khi được đá và di chuyển.
• Nếu điểm phạm lỗi ở trong khu cầu môn, quả phạt gián tiếp được thực hiện trên đường song song với đường cầu môn tại nơi gần vị trí phạm lỗi nhất.
- Quả phạt ngoài khu phạt đền.
• Tất cả cầu thủ đối phương đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
• Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
• Quả phạt được thực hiện tại nơi xảy ra phạm lỗi.

5. Xử phạt những vi phạm:
a. Khi thực hiện quả phạt, cầu thủ đối phương không đứng cách xa bóng đủ 9m15:
• Quả phạt được đá lại.
b. Khi thực hiện quả phạt trong khu phạt đền của đội mình, nếu bóng chưa trực tiếp vào cuộc (có nghĩa là chưa ra khỏi khu phạt đển):
• Thực hiện lại quả phạt.
c. Cầu thủ thực hiện quả phạt không phải thủ môn. Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt tiếp tục chạm bóng lần 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cấu thủ khác:
• Đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
d. Sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt cố tình dung tay chơi bóng trước khi có cầu thủ khác chạm bóng:
• Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
• Đội đối phương được hưởng quả phạt đền nếu lỗi xảy ra trong khu phạt đền của đối phạm lỗi.
e. Thủ môn thực hiện quả phạt.
+ Nếu sau khi bóng vào cuộc thủ môn chạm bóng lấn thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi cầu thủ khác chạm vào.
• Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
+ Sau khi bóng vào cuộc thủ môn cố tình chơi bóng bằng tay trước khi cầu thủ khác chạm bong:
• Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp nếu lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền của đội phạm lỗi. Quả phạt được thực hiện tại nơi phạm lỗi.
• Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi nếu vi phạm xảy ra trong khu phạt đền của đội phạm lổi. Quả phạt được thực hiện tại nơi pham lỗi.


--------------------

Yeu_Phai_Lieu Yeu_Phai_Lieu

Fantos Aug 2 2004, 05:39 PM Gửi vào: #4


Mới Nhập Ngũ


Nhóm: Thành Viên Chính Thức
Bài viết: 57
Tham gia: 11-July 04

Thành viên thứ.: 10,018
Tài Khoản: $ 11212



Sao ko nghe nhắc đến sơ đồ đội hình 3-5-2 . Fantos nghĩ với bóng đá hiện đại sơ đồ chiến thuật 3-5-2 là hợp thời đại nhất! Nó tạo sự chắc chắc ở giữa sân ( với 5 tiền vệ ) , năng động .
Với 3 hậu vệ .
1 hậu vệ thòng và 2 hậu vệ còn lại vừa đảm nhận trung vệ dập vừa đảm nhận vị trí của hậu vệ cánh !
2 tiền vệ cánh cũng đa năng : có lúc là tiền vệ cánh , lúc thì chuyển về đá hậu vệ cánh .
Đây là một đội hình khá năng động nó có thể chuyển đổi thành 5-3-2 , 4-4-2 , hay 4-3-3 lúc cần thiết !
Đội tuyển bóng đá Brazil đã từng thi đấu với sơ đồ chiến thuật này với Cafu và R.Carlos đá tiền vệ cánh !
Đối với bóng đá hiện đại đây có lẽ là 1 sơ đồ chiến thuật thật hay . Với đội hình này những trận đấu ko còn là những trận đấu vô vị mà nó trở nên sôi nổi hơn với những sự thay đổi thật năng động trên sân . Nhưng nếu ko sử dụng nhuần nhuyễn sẽ tạo khó khăn , vd những cầu thủ cánh dễ phạm sơ hở , nhường vị trí hoặc trùng vị trí ! Nhưng nhược điểm này ko fải là lớn lắm!
Yêu cầu 2 hậu vệ và 2 tiền vệ cánh fải có thể lực thật tốt để đảm bảo các vị trí trên sân

--------------------


Bảo Lộc Forum BLF

Nghao op Aug 2 2004, 10:07 PM Gửi vào: #5


LÃNG TỬ CHUNG TÌNH


Nhóm: Thành Viên Ưu Tú
Bài viết: 375
Tham gia: 7-July 04
Đến từ: Ktcn.net

Thành viên thứ.: 9,923
Tài Khoản: $ 65194



To : Fantos
Thực ra sơ đồ chiến thuật 3-5-2 là sự biến tướng của chiến thuật 5-3-2 bằng sự cơ động của 2 tiền vệ - hay là 2 hậu vệ biên ( tùy trường hợp sẽ gọi họ là tiền vệ hay hậu vệ ). 5-3-2 sẽ chuyển thành 3-5-2 khi đội bóng chơi tấn công, hai hậu vệ biên dâng lên đóng vai trò như hai tiền vệ, và thậm chí, đôi khi họ dâng cao như 1 tiền đạo ảo. Còn sẽ là 5-3-2 khi họ chơi phòng thủ.
Trong sơ đồ chiến thuật 5-3-2, hai hậu vệ biên đóng vai trò quan trọng tới lối chơi của cả đội, và cũng quan trọng không kém đó là vị trí Libero. Có thể kể đến những cái tên kinh điển của vị trí này là F.Beckenbauer, L.matthaus, M.Sammer...những Libero thường đóng vai trò là linh hồn của đội bóng. Nhưng với sự tàn lụi của chiến thuật 5-3-2 nhường chỗ cho nó là đội hình của phong cách bóng đá hiện đại 4-4-2 với những mắt xích dàn ngang được thi đấu trên phương cách phòng thủ khu vực. Những Libero trong bóng đá hiện đại biến mất như 1 tất yếu lịch sử của sự phát triển bóng đá. Chúng ta được chứng kiến 1 Libero đích thực cuối cùng trong bóng đá đương đại kể từ năm 1996 với M.Sammer - đã 8 năm.
Hiện nay, sơ đồ bóng đá được ưa chuộng nhất là sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 với 2 tiền đạo ảo ở hai cánh và 1 trung phong cắm duy nhất. Thực ra loại sơ đồ chiến thuật này được manh nha xuất hiện từ năm 1998 bởi khuynh hướng tăng cường số người ở giữa sân để khắc phục sự yếu kém của 1 số đội bóng nhỏ như NAUY, IRAN...nhưng những cầu thủ ở hai cánh không thực sự dâng cao như chiến thuật được ưa thích hiện nay.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nghao op vào lúc Aug 2 2004, 10:08 PM

--------------------

Những giọt mưa rơi xuống vỡ ra thành muôn ngàn bụi sáng rồi hồn nhiên tan đi...Thủy tinh dễ vỡ - cái gì trong suốt cũng dễ vỡ. Nhưng không phải cái gì cũng có thể tan đi.....

Nguyenphuong.hnp@gmail.com
My Webpage Well come to My passion

-----------------------------------------------------------------
Tài sản hiện đang sở hữu:


Khi Em hun Anh... Aug 3 2004, 11:38 AM Gửi vào: #6


Nhi Đồng


Nhóm: Thành Viên Mới
Bài viết: 5
Tham gia: 3-August 04

Thành viên thứ.: 10,539
Tài Khoản: $ 1300



Theo nguyên tắc, khi bố trí sơ đồ 5-3-2 thì có vẻ như đội bóng có thêm 1 cầu thủ tấn công ở khu vực giữa sân bởi đã loại bỏ bớt 1 hậu vệ nhưng sự thật không phải như vậy.
Trong sơ đồ chiến thuật 5-3-2 thì Libero có trách nhiệm bọc lót và thực sự là 1 Libero là họ chịu trách nhiệm chính trong việc phát động tấn công. Khi đó, 2 trung vệ dập còn lại sẽ chủ yếu chịu trách nhiệm kèm người vì thế khả năng tham gia tấn công của họ là rất nhỏ. Trong sơ đồ chiến thuật 4-4-2, không có khái niệm cầu thủ bọc lót mà trỉ bố trí 2 trung vệ dập hỗ trợ bọc lót lẫn nhau và quan trọng là vì họ chơi theo lối phòng thủ khu vực do đó những hậu vệ biên đôi khi lại là những trung vệ khi vị trí trung vệ chính thức bị bỏ khuyết. Tấn công trên khắp các tuyến thực sự là ưu điểm của sơ đồ chiến thuật 4-4-2, lối chơi khu vực đòi hỏi 1 sự liên kết nhuần nhuyễn giữa các vị trí mà ở đó mỗi cầu thủ đuợc coi như mỗi mắt xích và không có mắt xích nào thực sự không thể thay đổi được.

nguoi rung Aug 3 2004, 09:30 PM Gửi vào: #7


Thượng Sĩ


Nhóm: Điều Hành
Bài viết: 202
Tham gia: 28-September 03
Đến từ: rừng xanh

Thành viên thứ.: 1,419
Tài Khoản: $ 69886



Tui thì lại thích sơ đồ 3-4-1-2 hơn. Tức là sẽ có 3 trung vệ, 1 tiền vệ trụ, 2 tiền vệ cánh và 1 tiền vệ tấn công. Tiền vệ này sẽ kết hợp với hộ công để tiếp đạn cho 2 tiền đạo phía trên. 2 người này có thể linh hoạt thay đổi vị trí cho nhau để tạo thành 1 hệ thống tấn công cơ động. Sơ đồ này rất thích hợp cho lối bóng đá tấn công đẹp mắt nhưng cần phải có những trung vệ và tiền vệ trụ giỏi. Vì nếu chỉ cần sơ hở một chút thôi thì có thể phải trả giá cho sự ham mê tấn công cuả mình ngay lập tức. Do đó hàng hậu vệ phải chơi với sự tập trung cao độ, không được lơ là và quá ham lên tấn công.
-----------------------------------------------------------------
Tài sản hiện đang sở hữu:


Nghao op Aug 4 2004, 07:25 AM Gửi vào: #8


LÃNG TỬ CHUNG TÌNH


Nhóm: Thành Viên Ưu Tú
Bài viết: 375
Tham gia: 7-July 04
Đến từ: Ktcn.net

Thành viên thứ.: 9,923
Tài Khoản: $ 65194



Sơ đồ chiến thuật 3-4-1-2 và sơ đồ chiến thuật 4-3-1-2 là hai loại chiến thuật khác nhau nhưng có chung 1 điểm là đều phụ thuộc nhiều nhất vào con số "1" trong chiến thuật, số "1" đó thường đóng vai trò linh hồn của đội bóng, đó là chất kết dính giữa hàng tiền vệ và hàng tiền đạo. Vị trí đó được gọi là hộ công ( AF ) nếu đá chỉ sau 2 tiền đạo, còn gọi là tiền vệ dẫn dắt nếu họ đá cao nhất trong hàng tiền vệ ( MAC ). Thông thường, theo 2 loại hình chiến thuật này, 4 ( trong sơ đồ 3-4-1-2 ) hoặc 3 ( trong sơ đồ 4-3-1-2 ) cầu thủ tiền vệ còn lại ở khu vực giữa sân chức năng chủ yếu là thu hôi bóng rồi tập trung cho cầu thủ dẫn dắt lối chơi ( thường thì cầu thủ này mang áo số 10 ), và cầu thủ dẫn dắt đó có nhiệm vụ phát động tấn công nhồi bóng cho 2 tiền đạo cắm ở phía trên ghi bàn. Đó là loại đội hình phụ thuộc rất nhiều vào cầu thủ dẫn dắt lối chơi bởi đó phải là 1 mẫu cầu thủ toàn diện về kỹ thuật, thể lực, và quan trọng nhất là anh ta phải có 1 " cái đầu". Ta có thể kể ra những số 10 điển hình : Ở lớp cũ có Pele - dĩ nhiên rồi, Maradona - đây là cầu thủ có lối chơi ảnh hưởng nhất tới toàn đội bóng, Hagi, Gulit, Vanderrama...ở bóng đá đương đại là Baggo,Zidane, Totti...( Về con số 10 trong bóng đá này Tui sẽ Post riêng thành 1 chủ đề sau ha ). Và quan trọng nhất, đây là lối chơi dành tôn vinh cho thứ bóng đá đẹp mắt nhưng không kém phần hiệu quả. Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là phụ thuộc quá nhiều vào cầu thủ dẫn dắt và như thế quả là khó khăn khi chúng ta biết rằng 1 mùa giải rất dài và khả năng ra đi của cầu thủ tới 1 CLB khác là không khó, khi đội bóng thiếu cầu thủ dẫn dắt đó thì họ không còn là họ nữa.


--------------------

Những giọt mưa rơi xuống vỡ ra thành muôn ngàn bụi sáng rồi hồn nhiên tan đi...Thủy tinh dễ vỡ - cái gì trong suốt cũng dễ vỡ. Nhưng không phải cái gì cũng có thể tan đi.....

Nguyenphuong.hnp@gmail.com
My Webpage Well come to My passion

-----------------------------------------------------------------
Tài sản hiện đang sở hữu:


Fantos Aug 4 2004, 10:36 PM Gửi vào: #9


Mới Nhập Ngũ


Nhóm: Thành Viên Chính Thức
Bài viết: 57
Tham gia: 11-July 04

Thành viên thứ.: 10,018
Tài Khoản: $ 11212



QUOTE (Nghao op @ Aug 2 2004, 10:07 PM)
To : Fantos
Thực ra sơ đồ chiến thuật 3-5-2 là sự biến tướng của chiến thuật 5-3-2 bằng sự cơ động của 2 tiền vệ - hay là 2 hậu vệ biên ( tùy trường hợp sẽ gọi họ là tiền vệ hay hậu vệ ). 5-3-2 sẽ chuyển thành 3-5-2 khi đội bóng chơi tấn công, hai hậu vệ biên dâng lên đóng vai trò như hai tiền vệ, và thậm chí, đôi khi họ dâng cao như 1 tiền đạo ảo. Còn sẽ là 5-3-2 khi họ chơi phòng thủ.
Trong sơ đồ chiến thuật 5-3-2, hai hậu vệ biên đóng vai trò quan trọng tới lối chơi của cả đội, và cũng quan trọng không kém đó là vị trí Libero. Có thể kể đến những cái tên kinh điển của vị trí này là F.Beckenbauer, L.matthaus, M.Sammer...những Libero thường đóng vai trò là linh hồn của đội bóng. Nhưng với sự tàn lụi của chiến thuật 5-3-2 nhường chỗ cho nó là đội hình của phong cách bóng đá hiện đại 4-4-2 với những mắt xích dàn ngang được thi đấu trên phương cách phòng thủ khu vực. Những Libero trong bóng đá hiện đại biến mất như 1 tất yếu lịch sử của sự phát triển bóng đá. Chúng ta được chứng kiến 1 Libero đích thực cuối cùng trong bóng đá đương đại kể từ năm 1996 với M.Sammer - đã 8 năm.
Hiện nay, sơ đồ bóng đá được ưa chuộng nhất là sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 với 2 tiền đạo ảo ở hai cánh và 1 trung phong cắm duy nhất. Thực ra loại sơ đồ chiến thuật này được manh nha xuất hiện từ năm 1998 bởi khuynh hướng tăng cường số người ở giữa sân để khắc phục sự yếu kém của 1 số đội bóng nhỏ như NAUY, IRAN...nhưng những cầu thủ ở hai cánh không thực sự dâng cao như chiến thuật được ưa thích hiện nay.


Có thể nói 3-5-2 là sơ đố chiến thuật có nguốn gốc từ 5-3-2 Nhưng so với 5-3-2 thì sơ 3-5-2 vẫn hay hơn rất nhiều và cơ động hơn là 5-3-2 .
Đt VN cũng có lúc xài 3-5-2 đó
àh 3-4-1-2 thì 3-5-2 cũng có thể bếin đổi thành ! Nhưng 3-4-1-2 thiên về tấn công hơn do có thêm 1 tiền đạo ảo

--------------------


Bảo Lộc Forum BLF

Nghao op Aug 5 2004, 07:18 AM Gửi vào: #10


LÃNG TỬ CHUNG TÌNH


Nhóm: Thành Viên Ưu Tú
Bài viết: 375
Tham gia: 7-July 04
Đến từ: Ktcn.net

Thành viên thứ.: 9,923
Tài Khoản: $ 65194



Fantos ui, bạn nhầm rùi 3-5-2 và 5-3-2 thực chất chỉ là 1 tùy theo lúc đá theo phong cách tấn công hay theo khuynh hướng phòng thủ thui. Còn thì thực chất không 1 đội hình nào luôn luôn định dạng theo 1 chiến thuật cụ thể mà nó có thể thay đổi tùy theo tình huống diễn biến của trận đấu. Có thể đó là những thay đổi không rõ nét rất khó nhận ra trong từng tình huống cụ thể, nhưng nó cũng có thể hìn thấy rõ nét khi có sự thay đổi người để biến sơ đồ chiến thuật này thành 1 sơ đồ chiến thuật khác - Việc biến đổi đội hình này phụ thuộc vào số cầu thủ với các vị trí mà họ thi đấu mà HLV có trong tay. Sư thay đổi lối chơi với các sơ đồ chiến thuật khác nhau sẽ làm cho lối đá của 1 đội bóng đa dạng và phong phú hơn nhiều.
Cụ thể nhé, Ví dụ Chealsea thi đấu với đội hình chiến thuật 4-3-2-1
DL : W.Bridght
DR: P.Fereira
DC: J.Terry
DC: Cavarnho
MDC: Makelele
MC : Lampard
MAC: J.Cole
AF : Robben
AF: D.Duff
AS: Drogba
Thì trong sơ đồ này được bố trí theo hướng dàn hàng ngang nhưng lại hơi chếch 1 chút.
Ở hàng tiền vệ, Makelele có trách nhiệm là cầu thủ thu hồi bóng chính nên sẽ là cầu thủ đá thấp nhất. Đá nhô cao hơn so với Makelele là F. Lampard bởi đây là cầu thủ có khuynh hướng tấn công hơn và cũng có khả năng tấn công rất tốt nhưng lại sở trường ở vị trí tiền vệ trụ. hai bên cánh là Robben và Duff được bố trí đá nhô cao như 1 tiền đạo thứ ba. J.Cole được giao nhiệm vụ phát động tấn công ở khu vực giữa sân, cùng với Robben và Duff sẽ tạo ra một bề mặt tấn công đồng đều trên khắp mặt sân. Dorba là 1 trung phong cắm duy nhất nhưng ngoài chức năng của 1 Trung phong kinh điển là săn bàn thì theo khuynh hướng bóng đá hiện đại Anh này còn có 1 chức năng là quấy phá hàng phòng ngự đối phương để các cầu thủ khác ghi bàn. Đó là 1 đội hình nguyên thủy theo đúng đội hình 4-3-2-1 nhưng khi Duff dạt vào đá ở trung lộ cùng với Drogba thì Robben và Cole sẽ dạt ra 2 cánh để Lampard đá cao hơn như 1 tền vệ công ở khu vực giữa sân thì đội hình chuyển thành 4-4-4-2 hay rõ nét hơn khi HLV J.Mourinho rút Cole ra khỏi sân thay vào đó là Kezman hoặc GoodJonsen thì đội bóng sẽ đá với 2 tiền đạo và chuyển hẳn thành sơ đồ chiến thuật 4-4-2...

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nghao op vào lúc Aug 5 2004, 07:21 AM

--------------------

Những giọt mưa rơi xuống vỡ ra thành muôn ngàn bụi sáng rồi hồn nhiên tan đi...Thủy tinh dễ vỡ - cái gì trong suốt cũng dễ vỡ. Nhưng không phải cái gì cũng có thể tan đi.....

Nguyenphuong.hnp@gmail.com
My Webpage Well come to My passion

-----------------------------------------------------------------
Tài sản hiện đang sở hữu:


Nghao op Aug 5 2004, 01:40 PM Gửi vào: #11


LÃNG TỬ CHUNG TÌNH


Nhóm: Thành Viên Ưu Tú
Bài viết: 375
Tham gia: 7-July 04
Đến từ: Ktcn.net

Thành viên thứ.: 9,923
Tài Khoản: $ 65194



Sơ qua về lối chơi dãn biên :
Dãn biên là lối chơi bóng được tập trung phát triển theo dọc đường biên
Về nguyên tắc, chơi dãn biên sẽ tạo ra nhiều khoảng trống ở khu trung lộ cho các tiền vệ dứt điểm. Trên thực tế những quả đánh đầu bao giờ cũng làm các thủ môn khó bắt hơn những pha dứt điểm bằng chân bởi nó rất gần và không thể phán đoán được hướng bóng, và khi những đường chuyền càng sát đường biên ngang hơn thì tầm nhìn của các thủ môn càng bị che khuất và khó phán đoán. Nhưng với sự đi lên của chất lượng các cầu thủ hậu vệ biên thì việc đưa được bóng xuống khu vực đó càng ngày càng trở lên khó khăn vì vậy hầu hết những đội bóng lớn hiện nay đều chơi theo phong cách tấn công trung lộ. Đa phần nếu là tấn công biên thì họ đều có xu hướng chọc thẳng vào trung lộ chứ không chơi bám biên theo phong cách cổ điển. Chúng ta hãy thử điểm qua 1 số cái tên chơi ở biên nhưng lại có xu hướng chọc thẳng vào trung lộ hiện nay : Figo, Beck, Robben, Valeron.... Xem ra tới thời điểm này mới chỉ có 1 cái tên khá thành công khi chơi bám biên là C.Ronaldo

--------------------

Những giọt mưa rơi xuống vỡ ra thành muôn ngàn bụi sáng rồi hồn nhiên tan đi...Thủy tinh dễ vỡ - cái gì trong suốt cũng dễ vỡ. Nhưng không phải cái gì cũng có thể tan đi.....

Nguyenphuong.hnp@gmail.com
My Webpage Well come to My passion

-----------------------------------------------------------------
Tài sản hiện đang sở hữu:


yeu_phai_lieu Sep 11 2004, 09:10 AM Gửi vào: #12


Sứ Giả Tình Yêu


Nhóm: Thành Viên Ưu Tú
Bài viết: 419
Tham gia: 17-March 04
Đến từ: Hà nội

Thành viên thứ.: 7,732
Tài Khoản: $ 56528



Sơ đồ chiến thuật 4-4-2 hiện đại


I. Bối cảnh ra đời



Không hoa mỹ như bóng đá Tây Ban Nha, không phóng khoáng như bóng đá Anh, những trận bóng đá tại Iatalia luôn được xem là cuộc đấu trí về chiến thuật, là những pha bóng quyết liệt hơn mức cần thiết và thường bị cắt vụn bởi những pha phạm lỗi. Vào những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước, khi sơ đồ chiến thuật 3-5-2 phát triển mạnh mẽ tại châu Âu và đánh bật sơ đồ chiến thuật 4-4-2 cổ điển. Cùng trên nền tảng sơ đồ chiến thuật 4-4-2 cổ điển đó, HLV người Italia Arrigo Sacchi của đội bóng đỏ đen thành MiLan khai sinh ra một sơ đồ chiến thuật khác, sơ đồ chiến thuật 4-4-2 hiện đại (modern).

 

Một cuộc cách tân về bóng đá, châu Âu chuyển từ sơ đồ 3-5-2 sang sơ đồ 4-4-2 hiện đại. Bắt đầu từ Euro 1992, đội tuyển Italia và các câu lạc bộ trong nước đã gần như chuyển hẳn sang sơ đồ chiến thuật này, đến World Cup 94, sơ đồ chiến thuật 4-4-2 hiện đại đã trở thành phổ biến đối với đội tuyển bóng đá các quốc gia.

 

Trên cơ sở của từng trận đấu và cầu thủ mà các HLV có được, cũng như tùy thuộc vào từng đối thủ mà nhiệm vụ của từng cầu thủ trong sơ đồ này có thể được thay đổi cho phù hợp.



II. Phân chia sân cỏ
 

Trong sơ đồ chiến thuật 4-4-2, sân cỏ được chia làm 3 phần theo chiều dọc gồm 1/3 phải, 1/3 giữa và 1/3 trái (hình 1a) và 3 phần theo chiều ngang gồm 1/3 tấn công, 1/3 trung tuyến và 1/3 phòng thủ (hình 1b)





Hình 1a



Hình 1b

Theo tên gọi của cách chia trên, phòng thủ được tập trung ở khu vực 1/3 phòng thủ, tấn công tập trung ở khu vực 1/3 tấn công. So với hai khu vực 1/3 biên thì khu vực 1/3 giữa được đánh giá là quan trong hơn trong cả phóng thủ lẫn phản công.


Kết hợp cả hai cách phân chia trên, sân cỏ được chia làm 9 phần như hình 1c.



Qua hình 2, có thể nhận thấy sơ đồ 4-4-2 có sự hài hòa về phòng thủ và phản công. Và để có một thế trận tốt thì mỗi cầu thủ trong sơ đồ chiến thuật này phải ý thức rõ về vị trí và trách nhiệm của mình







--------------------

Yeu_Phai_Lieu Yeu_Phai_Lieu

« Chủ đề cũ hơn Thể Thao Chủ đề mới hơn »



1 Thành viên đang xem chủ đề (1 khách và 0 người giấu mặt)
0 Thành viên:


Close Topic OptionsTheo dõi chủ đề này
Nhận email thông báo khi chủ đề này có bài viết trả lời.

Theo dõi diễn đàn này
Nhận email thông báo khi có bài viết mới được gửi lên diễn đàn.

Tải về / Tạo bản in cho chủ đề
Tải về chủ đề với nhiều định dạng khác nhau hoặc tạo bản in đơn giản.


Trang chủ diễn đàn Tìm kiếm Trợ giúp ĐIỀU HÀNH |-- Thông Báo |-- Ý Kiến, Hỏi Đáp |-- Danh Sách Thưởng - Phạt KHOA HỌC TỰ NHIÊN |-- Toán Học |---- Luyện Thi Đại Học môn Toán |---- Hình Học |---- Đại Số & Giải Tích |---- Toán Cao Cấp |-- Địa Lý |-- Vật Lý |---- Luyện Thi Đại Học môn Lý |---- Điện |---- Cơ Học |---- Quang Học |---- Vật Lý Nguyên Tử |---- Thiên Văn Học |-- Hóa Học |---- Luyện Thi Đại Học môn Hóa |---- Hóa Vô Cơ |---- Hóa Hữu Cơ |-- Sinh Học |---- Luyệt thi Đại Học môn Sinh |-- Khoa Học Kỹ Thuật |---- Kỹ Thuật Hàng Không |-- Siêu Tưởng - Khoa Học Huyền Bí |---- Yoga |-- Viễn Thông - Công Nghệ Không Dây CÔNG NGHỆ THÔNG TIN |-- Tin Tức - Công Nghệ Mới |-- Tin Học Căn Bản |-- Phần Cứng |---- Main - Chip |---- Disk - Các loại đĩa lưu trữ thông tin |---- Các thiết bị ngoại vi |-- Phần Mềm |---- Phần Mềm Internet & Mạng |---- Phần Mềm Văn Phòng |---- Phần Mềm Giải Trí |---- Phần Mềm Hệ Thống |---- Phần Mềm Tiện Ích |-- Hệ Điều Hành |---- Microsoft Windows |---- Các Hệ Điều Hành Linux |---- Unix/Solaris |-- Forum - Portal - CMS - Framework |---- Forum phpBB |---- Forum IPB - Invision Power Board |---- Zend Framework |-- Thiết Kế Website |---- Search Engine Optimization (SEO) |---- HTML/CSS |---- Frontpage & Dreamwaver |---- JavaScript/VBScript |---- Lập trình JSP/Servlet/J2EE/EJB |---- Lập trình ASP/ASP.NET |---- Lập trình PHP |-- Host & Domain for Vietnamese |-- Internet & Nerworking |---- Kiến Thức Cơ Bản Internet |---- Tổng Quan Messenger |---- Mạng Nội Bộ |---- Windows Server Tools |-- Anti Hack & Anti Crack |---- Bảo mật & An ninh máy tính |---- Virus - Trojan |---- Công Cụ Hack |---- Chống Bomb - Kick |---- Thuật Hack |-- Đồ Họa - In Ấn - Chế Bản |---- Autocad |---- Flash & Action Scripts |---- Show Case |---- Corel Draw |---- Photoshop |---- Illustrator |---- 3D Studio |-- Các Ngôn Ngữ Lập Trình |---- Lập trình C/C++, Pascal |---- Lập trình Java |---- Lập trình Visual Basic |---- Lập trình C# |---- Lập trình VB.NET |-- Cơ Sở Dữ Liệu |---- Oracle |---- MS Access |---- SQL Server |---- Cở sở dữ liệu MySQL |-- Các Chứng Chỉ Tin Học Quốc Tế |-- Tìm Hiểu - Phát Triển Các Ứng Dụng Tin Học KHOA HOC XÃ HỘI |-- Văn Hóa - Ngôn Ngữ |-- Giáo Dục |-- Khảo Cổ |-- Lịch Sử |---- Những Tồn Nghi Lịch Sử |-- Kinh Doanh |-- Văn Học |---- Truyện Tranh - Tiểu Thuyết |---- Thơ Ca |---- Danh Ngôn & Những Câu Nói Hay |-- Ngoại Ngữ |---- Poem & Story |---- Discussion |---- Quizz |---- Essay |---- Translation |---- Trifling |---- Idiom |-- Triết Học |-- Thấy - Nghe & Viết - Thảo Luận ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY |-- Tin Tức - Thời Sự |-- Quà Tặng Cuộc Sống |---- Tình Bạn |---- Tình Yêu - Gia Đình |---- Cuộc Sống |---- Thời Áo Trắng |-- Giáo Dục Giới Tính |-- Linh tinh |-- Nhỏ To Tâm Sự CÂU LẠC BỘ GIẢI TRÍ |-- Âm Nhạc |---- Nhạc Việt Nam |---- Nhạc Ngoại Quốc |---- Đố vui âm nhạc |---- Cảm Nhận Âm Nhạc |---- Hát Cho Nhau Nghe |---- Nhạc Online |-- Thế Giới Điện Ảnh |-- Thể Thao |---- Thị Trường Cá Cược |---- Bóng Đá |------ Champions League |------ Bóng Đá Việt Nam |------ Bóng Đá Anh |------ Bóng Đá Tây Ban Nha |------ Bóng Đá Ý |---- Các Môn Thể Thao Khác |-- Game Center |-- Truyện Cười |-- Đố Vui Có Thư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét